Trong khi tìm kiếm các sinh vật biển bị cô lập hàng triệu năm ở phía nam Philippines, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều loài sinh vật lạ mà họ tin là chưa từng được phát hiện trước đây, trong đó có một con cá hình nắp hòm màu vàng và một con sứa đen kỳ lạ.
Tiến sĩ Larry Madin, trưởng dự án nghiên cứu vùng biển Celebes phía nam Philippines, cho biết các nhà khoa học đã tới một trong những vùng biển được cho là sâu nhất thế giới để tìm kiếm các sinh vật có thể đã bị cô lập hàng triệu năm.
Dự án trên được phối hợp thực hiện bởi Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ), tạp chí National Geographic và chính phủ Philippines. Khoảng hơn 20 nhà khoa học Mỹ và Philippines cùng một nhóm chuyên gia của National Geographic, trong đó có phóng viên ảnh Emory Kristof từng gây được tiếng vang từ cuộc thám hiểm xác con tàu Titanic năm 1985, đã tham gia hành trình này.
Cũng theo tiến sĩ Madin, biển Celebes là tâm của “tam giác san hô”, bao quanh bởi 3 nước Philippines, Malaysia và Indonesia. Khu vực này được giới chuyên gia đánh gia là có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều loại san hô ngầm, một cộng đồng gồm nhiều loài cá và các vinh vật biển khác.
Khu vực sâu nhất của biển Celebes có thể sâu tới 5.000 mét nhưng nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Larry Madin chỉ có thể thám hiểm ở độ sâu 2.800 mét, sử dụng loại camera điều khiển từ xa.
Trở về thủ đô Manila sau 2 tuần thám hiểm, các nhà khoa học đã thu thập được khoảng 100 loài sinh vật biển khác nhau trong đó có những loài được cho là lần đầu tiên được phát hiện như một con hải sâm trong suốt, một con sứa đen kỳ lạ và một con giun màu vàng có khoảng 10 chiếc râu giống như một con mực.
Một số hình ảnh đẹp mắt về các loài sinh vật lạ vừa được phát hiện.
Một con sứa phát sáng.
Một con mực ấu trùng được nhìn qua kính hiển vi.
Một loài sứa biển sâu họ Atolla.
Một con sứa thuộc họ Aequorea.
Con cá hình nắp hòm, một trong nhiều loại sinh vật biển kỳ lạ được phát hiện gần đây tại vùng biển Celebes của châu Á.
Thông điệp:
--*--{ Nếu thấy hay, hãy chia sẽ cho bạn bè mình}--*--