[tr][td style="BORDER-RIGHT: medium none; BORDER-TOP: medium none; BORDER-LEFT: medium none; BORDER-BOTTOM: medium none" valign="top" height="92" width="475"] LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP (1723-1804)
Trong lịch sử thời Nhà Nguyễn Tây Sơn ít đề cập đến một nhân vật nổi tiếng thời Lê - Trịnh, đã góp phần rất quan trọng trong công cuộc chinh Nam phạt Bắc và đánh đuổi quân nhà Thanh ra khỏi bờ cõi nước Đại Việt của Đại Đế Quang Trung đó là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Nguyễn Thiệp tự là Khải Xuyên hiện là Lạp Phong Cư Sĩ... nhưng người đời kính trọng gọi cụ là La Sơn Phu Tử hay La Sơn tiên sinh. Quê ở làng Mật Thôn, Xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Nghệ An. Cụ sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723) trong một gia đình thuộc hàng vọng tộc ở xứ Nghệ, một nơi có truyền thống lâu đời về khoa bảng và văn học. Nguyễn Thiếp lúc thiếu thời thông minh sáng suốt học rộng hiểu sâu, đậu Hương Cống (tức Hương Giải) năm 20 tuổi. Năm 26 tuổi thi Hội trúng tam trường và tám năm sau Ông được bổ làm Huấn Đạo ở Ánh Đô (thời Vua Lê Chúa Trịnh những nho sinh trúng thức và giám sinh có thi hội trúng tam trường thì được bổ làm Huấn Đạo) hết khóa 6 năm Huấn Đạo ông được bổ làm Tri Huyện Thanh Chương, đến năm Mậu Tý (1768) Nguyễn Thiếp xin từ quan về quê, ông cất nhà trên núi Thiên Nhận, sống ẩn dật ở đấy. Năm 1786, Vua Quang Trung chinh Bắc lần thứ nhất nghe tiếng tăm Nguyễn Thiếp khi trở về Nam nhiều lần viết thư mời cụ cộng tác, cụ từ chối chưa chịu ra giúp Quang Trung, song cũng từ đấy giữa Vua Quang Trung và Nguyễn Thiếp đã có quan hệ thường xuyên trong trao đổi thư từ. Tháng tư năm 1788 vua Quang Trung ra Bắc lần thứ hai lại viết thư mời gặp Nguyễn Thiếp, hai người đã gặp gỡ nói chuyện ở đại doanh của Nhà Vua đóng ở núi Nghĩa Liệt. Tháng Chạp năm 1788, trên đường đưa quân ra Bắc lần thứ ba đánh quân nhà Thanh, Quang Trung lại hội kiến với Nguyễn Thiếp ở Nghệ An về kế hoạch chiến đấu và có hỏi: "Hay tin Vua Lê Chiêu Thống sang Nhà Thanh cầu lụy, Vua Thanh cho quân sang đánh, tôi sắp đem quân ra chống cự, mưu đánh và giữ nước được hay thua, Tiên Sinh nghĩ thế nào?". Nguyễn Thiếp nói: "Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh thì ở xa tới mà lòng bọn tướng sói thì hênh hoang tự đắc chúng không cần biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, binh lương và trận chiến sẽ xảy ra như thế nào, còn quân lính thì phân vân không biết là sang đánh hay đến giữ theo sự khẩn khoản của Vua Lê..." Hai người rất tâm đắc, bàn tính rất lâu cuối cùng trước khi tiễn khách Nguyễn Thiếp nói thêm "Tôi tin chắc Chúa Công đi xa chuyến này không quá mươi ngày quân nhà Thanh sẽ bị dẹp tan". Những kế hoạch La Sơn Phu Tử đã bàn định mật cùng với Vua Quang Trung đúng như lời tiên đoán của La Sơn Phu Tử trước khi chia tay, chưa đầy một tuần lễ, hai mươi chín vạn quân Thanh đã bị quân Vua Quang Trung đánh tan tác, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật ném cả ấn tín triện son, bỏ cả yên cương áo giáp mà chạy thoát thân về Thanh quốc. Giữa trưa ngày Mồng Năm tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789). Vua Quang Trung cỡi voi mình mang chiến bào màu đỏ đã bị nhuộm đen vì khói thuốc súng dẫn đoàn quân đại thắng tiến vào thủ đô Thăng Long đã sạch bóng quân thù ngoại xâm. Cuộc gặp gỡ trao đổi về phương kế chiến đấu với quân nhà Thanh giữa La Sơn Phu Tử với Vua Quang Trung đã trở thành một sự kiện đi vào lịch sử. Sau này mỗi lần nói đến sự nghiệp đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung người ta không quên nhắc tới sự kiện ấy. Đánh quân nhà Thanh xong Vua Quang Trung bắt tay vào củng cố, trong kế hoạch 10 năm xây dựng đất nước trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng... La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được nhà Vua mời làm Viện Trưởng và lập Sùng Chính Viện tại kinh thành Phú Xuân. Sau khi Vua Quang Trung băng hà (1792) La Sơn Phu Tử cũng xin lui về núi La Sơn sống cuộc đời ẩn dật như xưa. Đầu năm 1801 Vua Cảnh Thịnh mời và lưu giữ La Sơn Nguyễn Thiếp ở thành Phú Xuân khi quân Nguyễn Ánh chiếm thành Vua Cảnh Thịnh cùng tướng sĩ chạy ra Bắc Hà. Nguyễn Ánh biết La Sơn còn ở trong thành nên cho người triệt cụ tới có ý muốn mời cụ làm quan nhưng Nguyễn Thiếp từ chối xin về và mất năm 1804 tại La Sơn thọ 81 tuổi. Nguyễn Thiếp đã để lại một số thơ văn khoảng vài trăm bài trong ấy một nửa là thơ còn lại là thư từ, văn, ký, tự, tấu chương và khải, tất cả có chừng năm sáu bài thơ Nôm còn tất cả đều viết bằng Hán tự. Trong Văn tịch chí của Phan Huy Chú chép: La Sơn Tiên Sinh thi tập là một quyển Lạp Phong Văn Các và cuốn Hạnh An Thi Cảo do chính La Sơn cư sĩ Nguyễn Thiếp soạn có hơn một trăm bài có cả tựa của Tiên sinh. Khi đọc thơ của La Sơn Nguyễn Thiếp, Phan Huy Chú bình phẩm "thơ thật thanh nhã, lý thú, thung dung, thực là lời nói của người có đức" mà quả thực như vậy La Sơn là một mẫu mực của một nhà Đạo Học Ông mang một phong thái của người hiền triết hơn là mẫu người thi nhân vì trong thi văn của Ông mang tính chất ý nghĩa đạo đức, răn mình, khuyên người đời với lời lẽ điềm đạm, chân thật, tình cảm thể hiện nhẹ nhàng và chừng mực. Thơ của Ông cũng có rất nhiều bài hay, thật sâu sắc, thật cảm động có nhiều bài ghi lại một tâm trạng lo buồn, một nỗi niềm ưu tư trước cảnh đời đen tối dân chúng cực khổ trước sự bóc lột của đám tham quan thời Vua Lê - Chúa Trịnh như bài Vũ Trung vọng cố hương (Trong mưa nhìn quê cũ), Thừa Phúc (Phúc đáp quan hiệp trấn Bùi Huy Bích) Phù Thạch phùng lão ngư (gặp ông già đánh cá ở Phù Thạch) Chu hành hữu cảm (Đi thuyền cảm xúc)... Ngoài những áng thơ văn sáng tác, La Sơn Phu Tử khi làm Viện Trưởng Viện Sùng Chính do Vua Quang Trung giao phụ trách trong việc dịch thuật một số kinh điển bằng chữ Hán ra chữ Nôm trong ấy có Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi... Trong cuộc đời làm quan trường thời Tây Sơn và kể cả sau này khi trở về ở ẩn trên triền núi La Sơn cụ đặc biệt chú trọng đến vấn đề nhân tâm như ông từng bày tỏ: Dân là gốc của nước, gốc vững nước mới yên, muốn gốc vững thì phải chăm lo không để dân đói khổ, dân luôn thương nhớ kẻ có nhân, được vậy lòng người sẽ quy phục. Nói tóm lại chăm lo và tạo điều kiện dân giàu thì nước mới mạnh... Nguyễn Thiếp rất quan tâm đến việc giáo hóa dân chúng bằng học hành, Ông thường nói: "Người không học không biết đạo vì đạo là cái lẽ làm người thường ngày, kẻ đi học là học những điều dạy dỗ ấy". Trong việc dạy dỗ và học hành cụ đã phá lối học từ chương để mưu cầu danh lợi. Cụ xem những điều kể trên là thiết yếu có liên quan mật thiết và gắn bó với nhau trong thế đạo nhân tâm đến sự thịnh suy của quốc gia dân tộc. Song song trong các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa Nguyễn Thiếp còn còn là người thiết tha với đạo tiên, phong thủy, sấm ký, Cụ rất hâm mộ và miệt mài nghiên cứu môn lý học rất thịnh hành đời Tống lấy Tâm Học làm gốc giữa hai phương diện lý khí và tâm linh, Nguyễn Thiếp chú trọng nhiều về tâm tính tức là vấn đề tâm lý đạo đức của con người trong cuộc sống. Ngày nay nhắc tới La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là nhắc tới một tâm hồn của dân tộc đã có một nhãn quan nhìn xa trông rộng, Ông ủng hộ và cộng tác với Nhà Nguyễn Tây Sơn vượt lên khỏi tầm nhìn và tiếng chê bai của giới nho gia đương thời, đó là một hướng nhìn vượt bậc trong tư tưởng của Ông. Nhưng rất tiếc tài năng Kinh Bang tế thế" của Ông chưa được thi thố thì Đại Đế Quang Trung đột ngột băng hà nên những kế hoạch cải cách để xây dựng một quốc gia hưng thịnh cũng ngậm ngùi ra đi cùng la Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. [/td][/tr]
|