Theo mô tả, người tuyết cao khoảng 2,4m, khi rống lên có thể làm tuyết lở; luôn lẩn tránh và sống ở những nơi xa xôi ít người biết đến. Những ngày gần đây, các chứng cứ của các nhà khoa học Anh cho thấy loài động vật có tính chất huyền thoại này thật sự đã tồn tại. Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi để phân tích một số sợi tóc tìm được trên những phiến đá trong khu rừng già gần biên giới Ấn Độ - Bangladesh. Kiểm tra cho thấy những sợi tóc này dày và dai, không phải của động vật hoang dã, đồng thời giống "đến kỳ lạ" những sợi tóc được cho là của người tuyết do Edmund Hillary thu nhặt được khi chinh phục đỉnh Everest nửa thế kỷ trước. “Những sợi tóc này là chứng cứ rõ ràng cho thấy người tuyết đã tồn tại. Chúng tôi rất phấn khởi khi phát hiện điều này”, nhà nghiên cứu Ian Redmond nói. Ian Redmond cùng với các đồng nghiệp tại Trường ĐH Brookes Oxford (Anh) đã bác bỏ giả thiết cho rằng những sợi tóc này là của động vật sống trong vùng như gấu đen, khỉ, chó sói và lợn rừng. Khi được tìm thấy, chúng còn khá nguyên vẹn cùng với lớp biểu bì, dài khoảng 3,3 - 4,4 cmm, khá dày, chắc và quăn.
|
Một tấm ảnh chụp người tuyết? - |
“Chúng tôi không phát hiện sự tương đồng nào giữa những sợi tóc này với các loài thú sống trong khu vực. Điều đáng ngạc nhiên là chúng có một sự tương đồng với những sợi tóc được ngài Edmund Hillary mang về. Chúng tôi nghĩ chúng có thể cung cấp nhiều thông tin có giá trị về người tuyết”, Ian Redmond nói. Theo các nhà khoa học, việc kiểm tra DNA có thể giúp khám phá những bí mật về người tuyết. Tuy nhiên họ lo ngại một khi sự tồn tại của người tuyết được khẳng định, số lượng các cuộc tìm kiếm người tuyết sẽ càng nhiều, gây khó khăn cho sự tồn tại của cộng đồng nhỏ bé này.
|
Phác họa về người tuyết |
Mô tả chính thức đầu tiên về người tuyết được nhà thám hiểm người Anh LA Waddell đưa ra vào năm 1889. Trong nhật ký thám hiểm, ông viết: “Có những dấu chân lớn trên tuyết cho thấy đó là của những người lông lá khắp người sống hoang dã trong khu vực đầy tuyết này”. Đến năm 1921, đội thám hiểm Everest thuộc Hội Địa lý hoàng gia Anh đã tìm thấy những dấu chân của “người hoang dã sống trong tuyết” ở độ cao hơn 6.000m. Từ đó, khái niệm về người tuyết hoang dã hình thành với nhiều cuộc tìm kiếm được tổ chức, song không ai phát hiện được gì.
|
Những dấu chân được cho là của người tuyết chụp năm 1951 |
Người tuyết gọi theo tiếng Tây Tạng là yeti, nghĩa là gấu đá.
Trong những câu chuyện từ xa xưa của người Tây Tạng, người tuyết là người sống về đêm, có thể huýt sáo và giết người chỉ với một cú đấm.
Các nhà điều tra cho rằng có hai nhóm người tuyết tồn tại, gồm loài dzu-the cao khoảng 2 - 2,4 m và loài nich-the cao khoảng 1,5 - 1,8 m.
Dấu chân người tuyết đo được dài 33 cm, rộng 25 cm.
Những hóa thạch của loài khỉ dạng người tương tự người tuyết đã được tìm thấy tại chân núi Hymalaya. |
Quá vật bí ẩn: Người tuyết
|